Top những loại cây mang đến tài lộc ngày Tết

Trong những ngày cuối của năm cũ, chuẩn bị chuyển giao cho một năm mới khởi sắc hơn, người ta thường sắm sửa và trang trí lại nhà cửa của mình. Và ở mỗi vùng miền khác nhau, người ta lại chọn những loại cây cảnh trang trí khác nhau nhằm mang đến sự sung túc, tài lộc và may mắn cho gia đình.

Mặc khác, việc bày trí cây cảnh ngày Tết cũng được xem là một phong tục của người Việt, nó làm cho không gian bừng sáng hơn, đồng thời cũng mang nhiều ý nghĩa phong thủy sâu sắc.

Cùng tìm hiểu về Top những loại cây mang đến tài lộc ngày Tết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Cây hoa Đào

Thông tin cây hoa Đào:

– Tên thông thường: hoa Đào

– Tên khoa học: Amygdalus persica

Hoa đào thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, gồm 3 loại: đào phai, đào bích, đào bạch. Hoa đào nổi bật bởi những cánh hoa hoa màu hồng phớt hay trắng nổi bật.

Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm tươi vui, ấm cúng, hoa đào còn được gửi gắm nhiều tầng ý nghĩa, nó chính là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi được ma quỷ, mang lại cuộc sống bình an và hạnh phúc cho gia chủ.

Hoa đào tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, tạo dựng niềm tin, niềm hi vọng về một tương lai tốt đẹp, một năm mới phát tài, làm ăn thuận lợi và an khang thịnh vượng.

Vẻ đẹp của hoa đào còn tượng trưng cho những người con gái xứ Bắc, đó là sự e lệ, dịu dàng và kiều diễm mộng mơ.

2. Cây hoa Mai vàng

Thông tin về hoa Mai vàng:

– Tên cây: hoa mai, mai vàng

– Tên khoa học: Ochna integerrima

– Họ thực vật: Ochnaceae

– Nguồn gốc xuất xứ: các tỉnh miền Nam nước ta.

Mai vàng là loài cây đặc trưng của các tỉnh miền Nam nước ta, cây mang ý nghĩa về sự may mắn, tài lộc và sung túc trong dịp đầu năm mới.

Một cây Mai đẹp dùng để chưng Tết nếu đáp ứng được 4 yếu tố sau đây thì sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia chủ, đó chính là: Nhất đế – Nhì thân – Tam cành – Tứ nụ. Đặc biệt, nếu bạn mua Mai vào thời điểm gần Tết, hãy chọn những nụ hoa không quá xanh hoặc mới nhú, cần chọn những nụ lớn vừa để kịp ra hoa vào đúng dịp 3 ngày Tết, nụ phân bố đều trên các cành, không tham hoa mà chọn nhiều nụ, bởi nếu gốc không đủ dinh dưỡng nuôi hoa thì hoa sẽ nhanh tàn hơn.

Hoa mai ngày nay có màu sắc, kích thước và số cánh hoa rất đa dạng, loại 5 cánh tượng trưng cho ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, ngoài ra còn có những loại mai 7 cánh, 9 cánh hoặc nhiều hơn nữa.

3. Cây Quất

Thông tin về cây Quất

– Tên cây: cây quất, kim quất, tắc, hạnh…

– Tên khoa học: Citrus japonica

Quất là loài cây thường xanh có thể trồng trong nhà hay ngoài trời đều được, cây dẻo, thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 1 – 1,5m, phân nhiều cành nhánh, quả tròng, khi chín chuyển sang màu vàng cam, vị chua thanh nhiều tép.

Theo quan niệm dân gian, cây Quất là biểu tượng của sự bình an, may mắn và hòa thuận sum vầy. Do đó việc sử dụng cây Quất vào ngày Tết rất được ưa chuộng, còn gì tuyệt  hơn một chậu cây cảnh trĩu quả chín mọng như vậy chứ.

Ngoài ra, nếu bạn trồng lại và chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, tạo tán cẩn thận, cây có thể sinh trưởng tốt, ra quả quanh năm đồng thời phục vụ cho dịp Tết năm sau, từ đó bạn sẽ tiết kiệm được tiền mua cây, đồng thời giữ được cây đẹp ưng ý cho mình

4. Cây Sung

Thông tin về cây Sung:

– Tên cây: cây Sung, tụ quả dong, ưu đảm thụ

– Họ thực vật: họ Dâu Tằm

– Nguồn gốc xuất xứ: vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Việt Nam…

Sung có 2 loại là sung ta và sung mỹ, trong đó sung ta trồng để lấy bóng mát còn sung mỹ được trồng để lấy quả. Ngoài ra, sung ta còn được chia thành 2 loại là sung nếp và sung tẻ, trong đó sung nếp được ưa chuộng hơn sung tẻ.

Sung là loài cây thân gỗ lớn, chúng phát triển rất nhanh và thân cao đến 25 – 30cm với phần vỏ màu nâu xám. Sung được tìm thấy nhiều ở các làng quê, cạnh sông suối, ao hồ hay ven bìa rừng.

Cây Sung có tính phong thủy rất cao, mang ý nghĩa về sự sum vầy, sung túc và no đủ.

Ở Việt Nam, Sung là loài cây dễ sống, có thể ăn được, nhựa Sung cũng có thể chữa lành một số vết thương ngoài da, ngứa hay nhọt độc…

Những người chơi Sung thường sẽ chọn những cây Sung bonsai có dáng thế cực đẹp, một cây sung bonsai đẹp hiện nay sống rất lâu và cũng có giá rất cao.

5. Hoa cúc

Thông tin về hoa Cúc:

– Tên cây: hoa Cúc

– Tên khoa học: 

– Tên tiếng Anh: Asteraceae

Cũng tương tự như hoa mai, hoa đào, hoa cúc cũng rất được ưa chuộng trong những ngày Tết, cúc bông lớn có cúc đại đóa, cúc vàng, cúc bông nhỏ có cúc lá nhám,… sắc vàng tươi thắm của cúc đã góp phần làm cho không khí thêm tươi vui, đầm ấm.

6. Cây phát tài – phát lộc

Thông tin của cây:

– Tên cây: phát lộc phát tài, trúc dụ, phát lộc, may mắn phát lộc…

– Tên khoa học: Dracaena Sanderiana

– Nguồn gốc xuất xứ: các vùng ôn đới

Cây phát lộc phát tài có thân thẳng màu xanh chia thành nhiều khúc, tán cây sẽ tùy thuộc vào người uốn cũng như phong thủy của cây để tạo ra dáng thế phù hợp cho gia chủ. 

Cây phát lộc mang ý nghĩa may mắn, sức khỏe và thịnh vượng, và giúp cân bằng, hòa hợp, gia đình luôn bình an. Vì vậy khi trồng cây phát tài phát lộc trong ngày Tết, gia chủ sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, hi vọng một năm mới nhiều tốt đẹp.

7. Lan hồ điệp

Thông tin về Lan hồ điệp:

– Tên cây: lan hồ điệp

– Tên khoa học: Phalaenopsis

– Họ thực vật: Orchid Orchidaceae

– Nguồn gốc xuất xứ: từ các nước Đông Nam Á, Philippines và Australia.

Lan Hồ Điệp là một trong những loài hoa quý phái, lộng lẫy và sang trọng cho mọi không gian. Cái đẹp của lan hồ điệp có thể thu hút bất kỳ ai, từ những người trẻ tuổi thích sự rực rỡ nổi bật, đến những người ưa chuộng sự đằm thắm, hay những người tinh tế, nhẹ nhàng.

Những năm gần đây, việc chọn lan hồ điệp để trang trí ngày Tết càng ngày càng phát triển. Nếu bạn cũng yêu thích hoa Lan, đừng ngần ngại lựa cho mình một chậu Lan Hồ Điệp trong dịp Tết năm nay nhé.

8. Hoa Trạng Nguyên

Thông tin về cây:

– Tên cây: Trạng nguyên, Nhất phẩm hồng

– Tên khoa học: Euphorbia pulcherrima

– Họ thực vật: Euphorbiaceae (họ Thầu Dầu)

– Nguồn gốc xuất xứ: Miền Nam Mexico, Trung Mỹ và châu Phi

– Chiều cao cây: 25 – 30cm

Theo quan niệm của người Việt, cây Trạng Nguyên tượng trưng cho sự thành công trong công việc và cuộc sống, mang ý nghĩa đỗ đạt, có quyền có chức. Đây cũng chính là lý do cây mang tên Trạng Nguyên – vị trí cao nhất trong kỳ thi quan chức ngày xưa.

Màu đỏ là màu của điềm may, do đó người ta tin rằng, cây Trạng Nguyên sẽ mang lại nhiều may mắn cho người trồng. Mỗi dịp Tết đến, chúng ta vẫn thường hay chưng hoa Trạng Nguyên để cầu cho một năm mới nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Ngoài ra, trong những dịp lễ quan trọng như khai trương, khánh thành, … cây sẽ được sử dụng để làm quà tặng như lời chúc khởi đầu thuận lợi.

9. Nụ tầm xuân

Thông tin của cây:

– Tên gọi: nụ tầm xuân, liễu tơ, liễu dê

– Tên khoa học: Salix caprea

Nụ tầm xuân có ý nghĩa sinh sôi, nảy lộc, mang lại nhiều may mắn. Cùng với hoa đào, cây quất, hoa tầm xuân là vật trang trí không thể thiếu trong nhiều gia đình trong dịp Tết.

Nụ tầm xuân ngày càng phổ biến ở nước ta, nhiều người sẽ thắc mắc tên thật của loài cây này là gì, thậm chí cả người bán và trồng cũng không nắm rõ tên thật của nó mà gọi là “nụ tầm xuân”.

Thực ra nụ tầm xuân là tên gọi của một loài cây thuộc chi Liễu có tên là Liễu tơ (Pussy willow). Tên gọi của nó cũng vì lí do hoa của nó có lông tơ mềm mại như lông mèo. Nụ hoa của loài cây này mọc nhiều theo nách lá và sau đó những chồi non mau chóng mọc ra mang xanh nõn. 

Tầm xuân tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng, việc cắm hoa nụ tầm xuân lại vừa đơn giản vừa đẹp để trang trí ngày Tết.

10. Hoa Đồng tiền

Thông tin cây Đồng tiền: 

– Tên cây: Cúc đồng tiền, hoa đồng tiền

– Tên tiếng Anh: Gerbera

– Tên khoa học: Gerbera jamesonii Hook, Gerbera Jamesonii

– Họ thực vật: Asteraceae (họ Cúc)

– Chiều cao cây: 25 – 30cm

– Giá tham khảo: 75.000đ

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều màu sắc về hoa đồng tiền như: trắng, vàng, hồng, cam, đỏ…, và ở mỗi màu lại mang những ý nghĩa khác nhau.

Hoa đồng tiền mang lại nhiều may mắn, sức khỏe, tuổi thọ mà giá thành khá rẻ nên được nhiều gia đình lựa chọn để chơi hoa trong ngày Tết. Bạn có thể đặt một chậu hoa đồng tiền trước cửa nhà, trong phòng khách hoặc cắm thành lọ trang trí như một lời chúc ý nghĩa cho gia đình trong ngày đầu năm mới.

11. Cây Thiết mộc lan

Thông tin cây Thiết mộc lan:

– Tên cây: Phát tài, Phất dụ thơm, Thiết mộc lan…

– Tên khoa học: Dracaena fragrans

– Họ thực vật: Dracaenaceae (họ Huyết dụ)

– Nguồn gốc xuất xứ: Tây Phi

Cây Thiết Mộc Lan có phần gốc trông rất bề thế và giàu sức sống, cây gồm 1 thân gốc lớn nhiều nhánh, mỗi nhánh có 3-5 lộc sẽ nảy chồi.

Theo phong thủy, cây thiết mộc lan mang đến may mắn cho gia chủ về mặt tài lộc, nhất là khi cây ra hoa sẽ báo hiệu tiền tài sắp đến với bạn. Việc trồng cây Thiết mộc lan vào ngày Tết từ đó cũng là điều hiển nhiên đúng không nào.

Khi mua cây Thiết mộc lan, người ta thường tính toán theo số cành hoặc chậu, 2 cành là sự vẹn tròn, may mắn,  3 cành là hạnh phúc, 5 cành là sức khỏe, 8 cành là phát lộc và 9 cành là hạnh phúc viên mãn.

12. Cây Kim tiền

Thông tin cây Kim tiền:

– Tên cây: Kim tiền, Kim phát tài

– Tên khoa học: Zamioculas xamufollia

– Họ thực vật: họ thiên nam tinh

– Nguồn gốc: từ các vùng khí hậu nhiệt đới Đông Phi và cận nhiệt đới ở phía Đông Nam châu Phi, Kenya, Malawi, Mozambique, KwaZulu, Natal (Nam Phi), Zanzibar và Tanzania.

Hoa Kim tiền có màu trắng, tượng trưng cho sự thịnh vượng và tài lộc, đang độ đơn hoa kết trái, cuộc sống ngày thêm đầy đủ sung túc. Đó cũng là lí do người ta mong muốn cây ra hoa vào đúng dịp Tết.

Lá cây Kim tiền có viền tròn mang tính âm, nó rất phù hợp với những căn nhà trang trí theo phong cách hiện đại, mà theo phong thủy đó là tính dương. Cây Kim tiền trong lúc này sẽ đáp ứng được sự cân bằng, điều hòa không gian.

Vào những ngày Tết, người ta còn cột những sợi chỉ đỏ hoặc treo lên lá và cành vào dây đồng tiền vàng để tượng trưng cho sự phát lộc, phát tài.

13. Cây thường xuân

Thông tin cây thường xuân:

– Tên cây: thường xuân, dây cảnh nguyệt quế, trường xuân…

– Tên khoa học: Hedera helix

– Họ thực vật: Araliaceae (họ Cuồng Cuồng)

– Nguồn gốc xuất xứ: Tây Á và châu Âu

Dây thường xuân là loài cây thân leo, có nhiều đót, ở mỗi đốt sẽ là nhiều lá và rễ phát triển, bám chắc vào tường hoặc chậu.

Cây thể hiện sự may mắn và tài lộc, tránh những vận xấu không đáng có trong công việc và cuộc sống. Mặc khác, dây thường xuân cũng đóng vai trò như một bộ máy lọc không khí, hấp thụ những chất hóa học có hại như phenol, aldehyde formic và benzen, ngăn chặn những chất gây ung thư như nicotin tỏa ra từ khói thuốc lá.

Cây Thường xuân được trang trí vào ngày Tết, là cây phong thủy may mắn để xua đuổi tà mà, xóa tan âm khí và mang đến bình yên, may mắn cho gia chủ.

Danh sách các loại cây trồng trong nhà không cần ánh sáng

Đối với cây xanh, ánh sáng là một yếu tố không thể thiếu, nó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên vẫn có một số loại cây sinh ra đã có những đặc tính ít ưa ánh sáng, và thậm chí là không cần ánh sáng cây vẫn có thể sống tốt được, tiêu biểu là những loại cây trồng trong nhà.
Để lựa chọn cho mình những loại cây ít ưa sáng như vậy, hãy tham khảo danh sách một số loại cây trồng trong nhà không cần ánh sáng dưới đây nhé.

Văn phòng xanh

1. Cây Lưỡi hổ

Cây Lưỡi hổ chính xác là loài cây có sức sống vô cùng mãnh liệt, kể cả trong điều kiện bụi khô, yêu cầu ánh sáng của nó cũng cực kỳ dễ chịu. Loài cây này có thể phát triển tốt kể cả trong môi trường ánh sáng mặt trời hoặc bóng râm. Có lẽ vậy mà bạn sẽ thường thấy hình ảnh những cây lưỡi hổ trồng trong nhà.
Cây Lưỡi hổ cũng không cần phải tưới quá nhiều nước vì nó không chịu nước, vào mùa xuân và hè có thể tưới cho nó mỗi tháng 2 – 3 lần, thu đông thì ít hơn, chỉ không quá 1 lần mỗi tháng.

Lưỡi hổ

2. Cây Vạn niên thanh

Đây là loài cây đẹp và phát triển cực kỳ tốt trong môi trường ánh sáng yếu, nới lý tưởng nhất để đặt loài cây này là sau một tấm rèm.
Cây Vạn niên thanh thường đẹp nhất vào mùa xuân và hè, khi lá có sự pha màu đậm nhạt rõ nét. Mặc dù vậy bạn cũng nên cẩn thận vì nếu nhai phải lá hoặc cành có thể dẫn đến những cơn đau dữ dội và cực độc.

Vạn niên thanh

3. Cây Trầu bà

Cây Trầu bà hay còn được gọi là cây hoàng tâm điệp cũng là một loại cây rất dễ sống, không những thế nó còn giúp không khí trong nhà trở nên trong lành hơn vì vậy rất nhiều người chọn nó làm cây cảnh.
Trong suốt những tháng mùa xuân và hè, bạn chỉ cần tưới 5 – 7 ngày một lần, còn nếu vào mùa đông thì thời gian sẽ kéo dài ra hơn nữa, khoảng 7 – 10 ngày, loài cây này sống trong nhà rất tốt.

Trầu bà

4. Cây Phú quý

Loài cây này cực kỳ dễ chăm sóc, dù trong không gian hẹp chúng vẫn có thể phát triển tốt và cả trong môi trường máy lạnh.
Cây được sử dụng nhiều trong trang trí nội thất văn phòng. Thân cây màu hồng và lá xanh cực đẹp chính là điểm nhấn cho cây.
Theo quan niệm xưa, cây Phú quý sẽ mang lại sự may mắn, giàu sang, phú quý, mặc khác sẽ đem lại sự thư giãn khi bạn gặp nhiều áp lực trong cuộc sống.

Phú quý

5. Cây Lan ý

Đây là loại cây trồng trong nhà không cần nhiều ánh sáng mặt trời, có thể sống trong bóng râm, ban đêm những bông trắng sáng rất được rất nhiều người yêu thích, cây vừa đẹp bông vừa đẹp lá, tạo một không gian đầy sức sống, tạo cảm giác thoải mái cho ngôi nhà.

Lan ý

6. Cây Kim phát tài

Đây là một loài cây bụi có lá xanh mướt, phát triển cực tốt trong bóng mát, không cần tưới thường xuyên.
Loài cây này hiện rất được ưa chuộng bởi nó có ý nghĩa mang lại sự may mắn, phú quý cho gia chủ và tốt cho phong thủy.
Loài cây này không cần nhiều ánh sáng, nếu bạn đem ra ngoài ánh nắng trực tiếp quá lâu có thể gây cháy lá.
Với kiểu lá kép dạng to, phiến lá dày, màu xanh thẫm cực đẹp, khi được chăm sóc tốt chúng phát triển mạnh ra rất nhiều nhánh con, trông rất màu mỡ nên người ta tin rằng những ai sở hữu loại cây này sẽ có được sự thịnh vượng.

Kim tiền

7. Cây Bàng sing

Cây Bàng Singapore là một loài cây trong nhà có sức sống dẻo dai, cây có tán lá rộng và cao tạo ra sự sang trọng trong phòng khách. Thật phù hợp nếu bạn là người yêu thiên nhiên nhưng quá bận rộn với công việc.

Bàng sing

8. Cây Đa búp đỏ

Ai cũng biết cây Đa búp đỏ là một chiếc máy lọc không khí tự nhiên cực kỳ tuyệt vời cho mỗi gia đình. Với đặc điểm đó, cây rất dễ phát triển trong môi trường thiếu sáng, không cần nhiều nước và không mất nhiều thời gian chăm sóc.
Bạn cũng có thể đặt cây đa búp đỏ ở bên cạnh cửa sổ trong phòng khách, nơi có luồng ánh sáng nhẹ sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn. Việc tỉa cành và chăm sóc cho cây này cũng rất đơn giản, không mất quá nhiều thời gian của bạn.

Cây đa búp đỏ

9. Cây Ngọc ngân

Đây là loài cây được xếp vào bảng những loại cây trồng được ưa chuộng nhất, cây có thể phát triển bình thường mà không cần ánh sáng mặt trời.
Bên cạnh đó, loài cây này còn có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ các chất thải ra gây hại cho sức khỏe của con người cũng như giảm bớt khói bụi.

Ngọc ngân

10. Cây cỏ lan chi

Ngoài ra còn có rất nhiều cây trồng trong nhà khác không cần ánh sáng, chúng tôi đã lọc ra những loại cây thông dụng và phổ biến, an toàn với sức khỏe của con người nhất. Hãy lựa chọn cho mình một chậu cây thích hợp để bố trí trong nhà mình nhé.

Lan chi

Thông tin liên hệ về danh sách các loại cây trồng trong nhà không cần ánh sáng: 
MIN GARDENS
Hotline: 0338 425 917

Những cách đơn giản tự tạo vườn mini xinh xắn

Những ý tưởng sau đây tuy vô cùng đơn giản nhưng giúp tạo ra một khu vườn mini xanh mát cho ngôi nhà chật hẹp.

Bất kỳ góc nào trong nhà đều có thể trở thành khu vườn xanh tươi mát mẻ, và bất kỳ vật dụng nào cũng có thể được tận dụng làm nơi trồng cây nếu bạn có những ý tưởng thú vị.

Tận dụng chiếc giỏ mây tre đựng hoa quả trong bếp để trồng những loại cây xanh. Với chiếc giỏ xinh xắn này, những loại cây cảnh lá nhỏ tỏ ra khá thích hợp. Thay vì trang trí cho những chậu cây, chiếc giỏ cây xanh mát đặt ngay trong lối vào khu vườn tạo nét đẹp riêng đầy ấn tượng.

Khi diện tích của căn nhà không được lớn, bạn có thể mua những chậu cây để thỏa mãn niềm yêu thích chăm sóc cây cối của mình. Treo những chậu cây lên hiên nhà hay ban công góp phần tạo không khí trong lành, xanh mát khi bước vào nhà.

Với những chiếc hộp không còn sử dụng với chức năng chính của chúng, bạn có thể bọc giấy báo bên ngoài và sử dụng làm nơi ươm mầm các loại cây mới. Đặt những chiếc hộp đựng cây non ở bàn ăn cũng là cách trang trí thú vị làm đẹp không gian ăn uống nhà mình.

Không có nhiều đất để tạo thành khu vườn thoáng đãng, bạn có thể tận dụng bức tường và sử dụng chậu nhôm để tạo nên khu vườn treo đầy ấn tượng.

Những khóm cây xanh có thể giúp không gian nhà bạn luôn tràn ngập sức sống. Vì vậy, đừng bỏ lỡ không gian trống ở góc nhà, hãy tận dụng những góc nhỏ này để đặt chậu cây xanh tươi làm đẹp nhà.

Một khu vườn xanh dễ trở thành hiện thực với cách làm đơn giản như hình sau. Nó còn giúp gia đình bạn có những bữa ăn ngon với những loại rau sạch tự trồng.

Một khu vườn treo được phân tầng bằng móc xích không phải là một ý tưởng mới lạ nhưng cũng đủ mang lại vẻ đẹp xanh non và tươi tắn cho ngôi nhà của bạn.

Hay tự tạo nên những chiếc khung gỗ với nhiều ô vuông khác nhau, treo chậu nhôm lên các khung gỗ như những điểm xuyết nhẹ nhàng giúp bức tường phía sau nhà bạn thêm đáng yêu.

Lí do tại sao bạn lười tưới cây ngoài ban công?

BẠN CÓ MUỐN BIẾT TẠI SAO BẠN LƯỜI TƯỚI CÂY NGOÀI BAN CÔNG ?

Tôi cũng đã từng vào trường hợp như vậy, và bỗng nhiên ngẫm lại, biết được lý do, và thế là bỏ ngay được cảm giác lười nhác đó.

Nhà tôi có hai ban công phía trước và phía sau. Mỗi sáng tôi đều tưới ban công phía trước, còn phía sau thì lâu lâu mới tưới. Và lý do đơn giản là vì , ban công phía trước có – vòi – nước. Tôi lắp sẵn vòi nước và ống nước xịt dài để có thể tưới khắp ban công mà không sợ nước không đến nơi. Nhưng ban công phía sau tôi không lắp, bởi vậy mỗi lần tưới cây tôi phải xách nước từ nhà tắm qua phòng mình, rồi tới ban công, và nước có thể đổ ra sàn.

“Đó là lí do mà tôi lười khi phải tưới ban công phía sau.”

Bạn biết không, chắc chắn sẽ có lúc chúng ta rất lười, và chúng ta nên phải chuẩn bị cho những lúc lười đó. Như tôi, sau khi biết nguyên do tại sao mình lại lười tưới cây, tôi đã lắp ngay một vòi nước ở ban công phía sau nữa. Vậy là mỗi sáng, chỉ cần cầm vòi và tắm táp cho mấy em chậu cây xinh xinh. Nếu mà vậy còn lười thì tôi chịu thua, đã hết cách ( haha.)

Thứ hai, bạn nên tưới cây vào buổi sáng sau khi đánh răng rửa mặt xong hoặc lúc tối trước khi đi ngủ. Nếu không phải hai lúc này, tôi nghĩ bạn sẽ bỏ quên nó hoặc rất lười tưới. Vì khi bắt đầu và kết thúc một ngày, bạn sẽ có thời gian trống một chút để có thể nghĩ đến việc tưới cây. Những lúc đã vào công việc, bạn sẽ nghĩ đến nhiều thứ quan trọng hơn và không để ý đến những chậu cây nữa.

Vì vậy, hãy tạo thói quen cho mình chăm sóc và tưới cây vào sáng hoặc tối nha, hiệu quả lắm đấy. Buổi sáng sẽ giúp bạn bắt đầu một ngày mới thật sảng khoái với những chậu cây mát mẻ, tươi mới. Vào buổi tối sau một ngày mệt mỏi, bạn lại được thư giãn để ngắm nhìn, hít thở, chăm sóc và ngắm nhìn cây cối, cuộc sống lại bình yên.

Tạm thời thì tôi hay bị lười vì hai lý do to đùng này, còn bạn , vì sao lại lười tưới cây ? Cho tôi biết và tôi sẽ giải quyết cho bạn haha

Gía trị thẩm mỹ của cây Bàng Singapore

Vài năm trở lại đây, có một loại cây xuất xứ từ Tây Phi, đã xuất hiện phổ biến trong không gian nội thất ở Việt Nam, nó vừa có tác dụng thanh lọc không khí, vừa mang ý nghĩa phong thủy rất tốt.

Loài cây này có dáng thẳng, lá to, làm tăng sự sinh động cho không gian, tăng thêm vẻ sang trọng và hiện đại cho ngôi nhà của bạn. Đó là cây Bàng Singapore. Cây còn được gọi gọn lại là cây Bàng sing, tên khoa học là Ficus Lyata, thuộc họ thực vật Moaraceae (họ Dâu tằm), là loài cây nhiệt đới rất thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta.

Cây bàng sing
Cây bàng sing

Đặc điểm hình thái của cây:

  • Cây Bàng singapore là một loài cây thân gỗ, cao từ 1,5 – 2m, đây là một loài cây nội thất có tốc độ phát triển tương đối chậm.
  • Cây có lá màu xanh đậm, to khoảng 1.5 bàn tay, có hình bầu dục và tròn ở chóp lá.
  • Cây hầu như không ra hoa.

    Cây bàng sing
    cây bàng singapore

Cách chăm sóc cây Bàng Singapore:

  • Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp nhất cho cây phát triển là từ 60 – 75 độ F, tương đương với 15 – 24 độ C, cây có khả năng chịu lạnh kém, nên tránh để cây ở nhiệt độ 12 độ C. Môi trường sống của cây không quá khô cũng không quá ẩm thì cây sẽ phát triển tốt.
  • Ánh sáng: vì là cây nội thất, nên không được để cây dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp, cây sẽ bị cháy lá. Tuy nhiên vẫn phải đem cây ra ngoài ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.
  • Lượng nước tưới: chỉ tưới khi mặt đất đã se lại, giảm lượng nước tưới vào mùa đông. Việc tưới nước này rất quan trọng với cây vì việc làm cây bị thiếu hoặc thừa nước cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cây.
  • Đất trồng: loại đất trồng cho cây cần phải tơi xốp, có thể trộn chung với cả vỏ cây và lá khô rụng. Hoặc bạn cũng có thể trồng cây bằng đất thịt.
  • Bón phân: Tuy cây không có nhu cầu quá cao về lượng phân bón, nhưng cũng nên chú ý bổ sung lượng dinh dưỡng cho cây vào mùa xuân và mùa hè. Tốt nhất nên sử dụng phân bón lỏng pha loãng hoặc phân bón ngâm trong nước mỗi tháng một lần.
  • Cắt tỉa: loại bỏ những lá nào bị hư hoặc bị cháy lá, để giữ cây ở chiều cao mong muốn thì cần cắt tỉa thường xuyên. Dùng khăn mềm và nước để loại bỏ bụi và làm cho lá sạch và bóng hơn.

    cây bàng singapore

Ý nghĩa của cây Bàng Singapore:

Theo phong thủy, cây mang ý nghĩa sum họp, đoàn tụ, và thể hiện sự may mắn. Thân cây thẳng đứng thể hiện sự tự tin, ngay thẳng và chính trực. Đây cũng là loài cây hợp với những người mạng Mộc, nếu đặt cây này cạnh bàn làm việc thì sẽ mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Tổng Hợp Cây Phong Thủy Trồng Trước Nhà Tốt

Tổng Hợp Cây Phong Thủy Trồng Trước Nhà Tốt

Khoảng không gian trước nhà (tiền sảnh) là nơi lưu thông sinh khí rất quan trọng trong toàn bộ ngôi nhà, vì vậy, để không gây cản trở vượng khí đi vào, chúng ta cần lưu ý khi lựa chọn những loại cây trồng trang trí trước cửa nhà. Không nên trồng những cây cổ thụ trước nhà vì cành lá xum xuê sẽ che hết ánh sáng, làm cho ngôi nhà thiếu dương khí, tối tăm, bất lợi cho chủ nhân.

Đối với trường hợp không thể chặt bỏ cây cổ thụ lâu năm, gia chủ cần phải cắt tỉa bớt cành lá và hóa giải bằng cách thắp đèn sáng trước nhà.

Còn nếu không gian hoàn toàn trống trải, bạn muốn lựa chọn cây phong thủy trồng trước nhà, hãy tham khảo một số loại cây sau đây:

  • Cây Cau

Trong nghệ thuật cây cảnh thì số cành, số thân thường được lấy theo số lẻ, đó là quan niệm tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu, thể hiện sự hòa hợp của đất trời, âm dương.

Với thân hình mảnh mai, thẳng tắp, cao vút không cản trở ánh sáng, nắng sớm và những làn gió mát lành, lá cây lại ít rụng, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, cây được ưa chuộng để trồng trước cửa nhà.

Cây đem lại cảm giác bình yên, an toàn, tăng cường dương khí, giảm âm khí, mang đến may mắn, giúp công việc làm ăn của gia chủ thêm thuận lợi, thuận buồm xuôi gió, phát tài phát lộc.

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại cau khác nhau cho bạn tha hồ lựa chọn như: cau vua, cau nga mi, cau đuôi chồn, cau dừa, cau đỏ, cau vàng, cau lùn, cau tiểu trâm, cau phú quý…

Hãy thêm ngay loại cây này vào danh sách những lựa chọn của bạn nhé.

Cây cau
Cây cau
  • Cây Lộc vừng

Từ ngày xưa, tại các đình làng hay phủ chúa thường trồng những cây lộc vừng với ước muốn may mắn và tài lộc. Màu đỏ của hoa lộc vừng tượng trưng cho hỷ sự, do đó cây được trong trước khuôn viên nhà, vào thời điểm cây ra hoa tượng trưng cho sự may mắn, niềm vui cho gia chủ. Cây tài lộc này sẽ mang đến cảm giác bình yên, an toàn cho sự phát triển thịnh vượng trong năm của gia chủ.

Để có thể mang đến tài lộc, cây nên được trồng trước sân nhà, ở những vị trí thoáng đãng để cây có nhiều điều kiện phát triển tốt nhất, trồng ở mặt tiền chính là cách cầu may, mong ước phước lộc lúc nào cũng chạy vào nhà.

Bên cạnh đó, dù thân hình cao lớn nhưng cây không cản gió mát lành đi vào nhà, nên trồng một cây lộc vừng kết hợp với ba cây cổ thụ khác cho đúng phong thủy và thời kiêng “không trồng duy nhất một cây cổ thụ”

Cây lộc vừng
Cây lộc vừng
  • Cây Ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì trong phong thủy tượng trưng cho sự trường thọ, may mắn, hơn thế cây còn mang lại nhiều tác dụng bất ngờ trong y học.

Cây nằm trong danh sách những loại cây có thể trồng trước nhà vì cây có khả năng hấp thụ nhiều loại khí độc và xua đuổi muỗi.

Cây có sức sống mạnh mẽ, chịu được khắc nghiệt rất tốt, dễ trồng và không tốn nhiều thời gian chăm sóc.

Cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì
  • Cây Dừa cảnh

Cây dừa cảnh trồng trước nhà có ý nghĩa mang đến điềm lành cho gia chủ, đồng thời giúp thanh lọc không khí, giúp cho công việc làm ăn của gia chủ được thuận lợi, phát tài phát lộc.

Ngoài ra cây còn có khả năng thanh lọc không khí, giữ môi trường sạch sẽ cho gia đình.

Tuy nhiên, khi bạn muốn trồng cây dừa cảnh thì bạn phải thực sự để tâm đến vì nó không phải dễ kiếm và giá cả cũng chẳng mềm mài gì. Trước khi quyết định tậu cho mình cây dừa cảnh, hãy chịu khó tìm hiểu cách trồng và chăm sóc chúng một cách thật tỉ mỉ vì cây này cũng không dễ trồng.

  • Cây Trúc, tre

Đây là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc nhất, theo phong thủy, tre trúc là loại cây sẽ mang lại may mắn, an lành cho gia chủ, mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp, nó là loại cây xanh phong thủy trồng trước nhà được ưa chuộng nhất.

Cây tre mang biểu tượng mạnh mẽ cho tuổi thọ, kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh, vì nó có thể sống dù trong bất cứ điều kiện thời tiết nào.

Trong làng quê Việt Nam, hình ảnh trồng cây tre trúc ở xung quanh hàng rào, trước hiên nhà hoặc trong vườn đã trở thành một thông lệ, ngày nay, tùy vào diện tích và không gian của nơi ở, mà bạn có thể lựa chọn những loại tre, trúc cảnh phù hợp.

Cây tre trúc
Cây tre trúc
  • Cây họ Cam, chanh

Trong phong thủy, cây họ cam, chanh có nhiều lá tròn xoe viên mãn, cành quả nặng trĩu, tượng trưng cho tài lộc và thịnh vượng. Nếu cây càng sai quả thì sẽ càng đại cát đại lợi, nếu trồng theo hướng Đông Nam thì gia chủ sẽ càng giàu có, thu hút được tài vận.

Theo quan niệm của người xưa, các loại quả cam, chanh khi chín đều có màu vàng óng, chữ “cam” được phát âm là “kim”, tượng trưng cho vàng, một cây cam vàng rức trước cửa nhà vào dịp đầu năm sẽ mang lại tài lộc giống như chậu quất trưng trong nhà vào những ngày Tết.

cây họ cam chanh
cây họ cam chanh

Với tổng hợp những loại cây phong thủy trồng trước nhà này, bạn vừa có thể tận dụng được mảng đất trống trước nhà trở nên xanh mát hơn, vừa giúp cho gia chủ đón được tài lộc, may mắn đến cho ngôi nhà, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nhé.

Top cây phong thủy trong nhà bạn nên chọn lựa

Top cây phong thủy trong nhà bạn nên chọn lựa

Việc trồng cây trong nhà không những sẽ tạo ra quan đẹp xanh và đẹp mắt trong không gian ngôi nhà của bạn, mà nó còn có thể giúp điều hòa không khí, giảm thiểu các độc tố không tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Mặc khác nó còn mang ý nghĩa phong thủy cực kỳ tốt nữa.

Vì vậy, thật tuyệt vời nếu chúng ta sử dụng cây cảnh phong thủy để trang trí cho ngôi nhà của mình phải không nào.

1. Cây kim tiền

Cây Kim tiền hay còn gọi là cây Kim phát tài, nó luôn có sức sống dẻo dai và cứng cáp, luôn sống được trong nhiều điều kiện sống khác nhau, nó thể hiện sự kiên cường, mạnh mẽ dù có đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn như thế nào đi nữa.

Thế nên nếu bạn đặt chậu Kim tiền ở trong nhà, nó sẽ khiến bạn có thêm năng lượng, có thêm niềm tin và nhiệt huyết để thực hiện những dự định của bản thân mình.

cay lim tien
Cây kim tiền

Cái tên Kim tiền còn gắn liền với sự giàu sang, vinh hoa phú quý đến cho gia chủ, người ta quan niệm nếu cây Kim tiền ra hoa thì có là dấu hiệu của sự may mắn và thành công sắp tới của gia chủ.

2. Cây kim ngân

Cây Kim ngân có 5 lá bắt tượng trưng cho ngũ hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, mỗi chậu Kim ngân sẽ gồm nhiều cây đan xen lại với nhau thành hình bím tóc đuôi sam trông rất ngộ nghĩnh và bắt mắt.

Loại cây Kim ngân phong thủy này rất đa dạng về mẫu mã và kích thước, thường được dùng trang trí cho góc nhà, để bàn làm việc hoặc gần cửa sổ … nhằm thu hút sự giàu có và thịnh vượng, mang lại may mắn cho những người sở hữu loài cây này.

cay kim ngan
Cây kim ngân

Đây là loài cây hợp với người mệnh Mộc hoặc người tuổi Tuất, nó chính là ứng cử viên hoàn hảo để cân bằng nguồn năng lượng chi phối tài chính của gia đình bạn.

3. Cây lưỡi hổ

Với công dụng thanh lọc không khí, hấp thụ các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là hấp thụ các độc tố gây ung thư như Nitrogen oxide và formaldehyde, cây lưỡi hổ được sử dụng khá phổ biến trong mọi văn phòng làm việc nhằm cải thiện không gian và tăng hiệu quả làm việc.

Ngoài ra, theo đông y cổ truyền, lá lưỡi hổ còn giúp thanh nhiệt, giải độc nên được sử dụng nhiều trong việc chăm sóc da mặt mụn, mặc khác còn dùng để cầm máu, điều trị chứng ho ra máu, nhuận tràng, đại tiểu tiện, tiêu hóa tốt.

4. Cây phú quý

Cái tên phú quý đã nói lên tất cả, nó là biểu trưng cho may mắn, giàu sang, phú quý, cây thường được lựa chọn để trang trí trong những dịp lễ Tết, mừng thọ…

Cây này dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể sống ở những nơi ít ánh sáng, không gian hẹp hoặc cả trong môi trường máy lạnh đều được.

cay phu quy
Cây phú quý

5. Cây ngọc ngân

Với vẻ đẹp hài hòa, bộ rễ trắng muốt cùng phiến lá xanh đốm mướt mắt, ngọc ngân vừa mang ý nghĩa sự may mắn, nhiều thịnh vượng, tài lộc của gia chủ, vừa có ý nghĩa yêu thương với thông điệp ‘trái tim anh đã thuộc về em”

Ngoài ra, cây ngọc ngân còn có tác dụng thanh lọc không khí, hút bụi và khí độc bay lơ lửng trong không khí, đem đến không gian tươi mát và trong lành.

cay ngoc ngan
Cây ngọc ngân

6. Cây phát tài

Cây phát tài hội tụ đủ 5 yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ giúp mang lại sự bình yên và cuộc sống luôn vui tươi cho gia chủ của nó.

Cây phát tài rất phù hợp trồng trong bóng râm, nơi có ánh sáng thường xuyên, đặc biệt là trong phòng điều hòa có ánh sáng điện cả ngày. Nó là loài cây được ưu tiên trồng trong không gian văn phòng làm việc đấy.

cay phat tai khuc
Cây phát tài khúc

7. Cây Vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh có ý nghĩa mang lại điều tốt đẹp, sung túc cho gia chủ, ngoài ra chúng còn tượng trưng cho sự cát tượng thịnh vượng.

Cây vạn niên thanh mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái nhất, giúp tăng hiệu quả làm việc và điều hòa tinh thần cho mỗi chúng ta.

cay van nien thanh
Cây vạn niên thanh

8. Cây Đa búp đỏ

Cây đa búp đỏ là một trong số ít loại cây trong nhà có khả năng hút được khói thuốc độc hại thải ra ngoài môi trường và hút các khí độc như carbon monoxide, hydrogen fluoride, formaldehyde…

Trong phong thủy, cây là biểu tượng của sức sống dẻo dai, sự trường tồn và là biểu tượng của thần quyền, tâm linh con người. Cây có sức mạnh che chở, bảo bọc, đem đến sự bình an cho gia đình.

cay da bup do
Cây đa búp đỏ

9. Cây Bạch Mã hoàng tử

Cây bạch mã hoàng tử phù hợp nhất với những người mạng Mộc và mạng Hỏa, tuy nhiên các mạng khác cũng không bị kiêng kỵ hay xung đột.

Về mặt phong thủy, nó có ý nghĩa thăng tiến, phi nhanh, thể hiện cho sự thuận buồm xuôi gió, mang đậm chất hoàng tộc.

Về mặt sức khỏe, cây bạch mã có tác dụng điều hòa không khí, nhất là trong môi trường máy lạnh, mang đến cảm giác thư thái và quyết đoán trong công việc.

cay bach ma hoang tu
Cây bạch mã hoàng tử

10. Cây Trầu bà đế vương

Loài cây trầu bà đế vương là cây dễ trồng, dễ sống và có thể thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

Cây trầu bà đế vương thể hiện tinh thần uy quyền, vương giả như cái tên của nó, cây thích hợp cho những người lãnh đạo, có tố chất đứng đầu một tổ chức, một nhóm người, đem đến tinh thần không ngừng vươn lên trong mọi điều kiện khó khăn.

cay trau ba de vuong
Cây trầu bà đế vương

Trên đây là những loại cây phong thủy thích hợp để bạn trồng trong nhà, nếu các bạn có nhu cầu muốn mua, chúng tôi luôn đảm bảo cho bạn về chất lượng cũng như giá cả hợp lý. Hãy biến chúng thành những món quà đặc biệt và ý nghĩa đến với những người thân của mình bạn nhé.

Hotline: 0938.055.907 hoặc 0932.604.826

 

 

 

Những lỗi trồng cây phong thủy gây phản tác dụng của chúng

Những lỗi trồng cây phong thủy gây phản tác dụng của chúng

Trồng cây xanh trong nhà không những có thể trang trí cho không gian ngôi nhà trở nên xanh mát, thanh lọc môi trường mà nó còn được xem là vật phẩm phong thủy, tránh được tà khí và mang lại may mắn cho ngôi nhà của bạn.

Tuy nhiên, việc trồng cây lại có thể gây phản tác dụng nếu như bạn không lưu ý một số đặc điểm như sau:

  1. Bố trí cây cảnh có nhiều gai

Việc bố trí cây cảnh có nhiều gai có thể gây nguy hiểm đến trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến sức khỏe, mặc khác, việc trồng cây có gai sẽ khiến người trong nhà bất hòa, thường xuyên xảy ra cãi vã và gây rạn nứt tình cảm.

cay co gai
Cây có gai
  1. Đặt cây ở những nơi nắng gắt:

Ánh nắng sẽ làm cháy lá, thậm chí sẽ bị chết cây do mất nước đột ngột. Nên đặt cây ở gần cửa sổ hướng ra phía Đông để hứng sáng, vừa tốt cho cây vừa tạo nên phong thủy tốt cho gia đình của bạn.

cay de noi nang gat
Cây để nơi nắng gắt
  1. Đặt cây ở những vị trí trống trong nhà

Hạn chế không đặt quá nhiều cây ở những vị trí như:

  • Phòng ngủ: chỉ nên chọn những loài cây có khả năng nhả khí oxi vào ban đêm như lô hội, lưỡi hổ, mẫu tử…
  • Lối đi lại, hành lang: tuy đây là không gian trống nhưng nó sẽ gây cản trở việc đi lại và sinh hoạt của gia đình. Nên cần phải cân nhắc trước khi đặt cây ở đây.

    cay dat trong phong ngu
    Cây đặt trong phòng ngủ
  1. Trồng cây lớn và có tán rộng ở trước cửa nhà:

Việc trồng cây lớn ở trước cửa nhà vừa gây che khuất tầm nhìn, ánh sáng và gió, làm cho căn nhà trở nên u ám, vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Theo thuyết ngũ hành, vì Mộc sinh Hỏa, cây lớn và tán rộng trồng trước nhà có thể sẽ là tác nhân làm cho lửa lan truyền nhanh hơn, ngoài ra nếu cây phát triển to cao có thể sẽ gây hỏng, làm nứt tường nhà.

Nếu bắt buộc phải giữ lại, bạn nên cắt tỉa thường xuyên để ánh nắng vẫn có thể chiếu vào nhà.

cay to truoc nha
Cây to trước nhà
  1. Để cây quá khô, chết cây

Điều có tương ứng với ý nghĩa sinh khí trong căn nhà của bạn đang héo mòn và chết dân, cho nên tuyệt đối đừng để cây bị chết trong nhà. Chú ý chăm sóc cây thật tốt, tưới nước thường xuyên, thay chậu và bón thêm phân để cho cây phát triển.

cay chet trong nha
Cây chết trong nhà

Để biết thêm loài cây nào phù hợp để trồng trong nhà cũng như làm thế nào để tăng vượng khí cho gia đình, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: cskh.mingardens@gmail.com hoặc hotline: 0938.055.907 – 0932.604.826.

 

Chậu trồng cây trong nhà bằng xi măng

Chỉ có vài dáng chậu cơ bản, nhưng nếu kết hợp với các loại cây đúng cách, bạn sẽ có một chậu cây trồng trong nhà không thể nào hoàn mỹ hơn.

Trồng nhiều cây xanh trong nhà cũng giúp cho gia đình bạn hòa thuận và đầm ấm hơn. Hãy cùng Min gardens tham khảo qua nhé.

chau xi mang
Chậu xi măng

Chậu xi măng có nhiều lợi thế, nhất là với các không gian hẹp. Điển hình là cây lưỡi hổ cực kì sang trọng của chúng ta. Chúng có thể dễ dàng nằm gọn trong góc tường của một ngôi nhà mà vẫn đủ không gian để cho cây phát triển. Có một số dáng chậu xi măng cơ bản như chậu xi măng hình vuôngchậu xi măng hình thangchậu xi măng hình trụ, hay các kiểu hình dạng mộc mạc khác…

chau xi mang
Chậu xi măng

Cách làm chậu xi măng đơn giản:

  • Đầu tiên chúng ta sẽ chuẩn bị một số vật dụng cần thiết cho loại chậu xi măng này nhé. Là chậu xi măng thì đương nhiên bạn phải chuẩn bị vật dụng là xi măng rồi, bên cạnh đó là có găng tay để tránh dơ tay, khuôn mẫu mà bạn thích, nước, và một số vật dụng khác.
  • Chuẩn bị hai loại khuôn là bên trong và bên ngoài. Hai cái khuôn này thường phải có kích thước khác nhau, một cái lớn một cái thì nhỏ. Về hình dáng có thể giống hoặc khác nhau là tùy ý.
  • Để xi măng vào trong một cái xô sau đó bạn cho nước từ từ vào rồi khuấy đều không được ngưng, đổ nước cho tới khi nào bạn có được một hỗ hợp sền sệt.
chau xi mang
Chậu xi măng
  • Đưa xi măng trộn vào trong khuôn, bạn sẽ đổ xi măng ướt này vào cái khuôn ngoài, tức là khuôn lớn để làm phần định hình bên ngoài, giả sử bạn muốn chậu xi măng của mình có thêm chỗ thoát nước thì bạn có thể sử dụng viên sỏi đặt vào khuôn trước khi đổ xi măng vào.
  • Sau cùng là dùng cái khuôn nhỏ chèn lên trên để tạo được phần lõm trồng cây bên trong. Khi đổ xong thì cần phải chờ đợi, chờ đến khi nào mà phần chậu xi măng này khô hẳn thì bạn sẽ gỡ hai cái khuôn ra, nếu bạn muốn chúng có một độ bóng thì bạn cần phải có một cái máy mài, để đánh bóng được bề mặt.
chau xi mang
This is the image description

Tuy đơn giản là thế, nhưng nếu bạn không có nhiều thời gian để làm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé. Chậu xi măng đá mài của Min gardens luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Cảm ơn quý khách đã tin dùng sản phẩm của chúng tôi.

Trồng cây nội thất với những châu xi măng đá mài

Gần đây, các loại chậu xi măng đá mài với nhiều kiểu dáng độc đáo, mộc mạc, đơn giản đang được xem là xu hướng trong thiết kế nội thất, trang trí cảnh quan sân vườn.

Điểm độc đáo đáng chú ý của các loại chậu này nằm ở chỗ chúng tuy kiểu dáng chẳng có gì đặc biệt, nhưng lại vô cùng tôn dáng cây, và phù hợp với phong cách thiết kế kiến trúc hiện đại. Ngoài ra những loại chậu xi măng đá mài lại bền và dễ sắp xếp hơn các loại chậu gốm trước kia.

chau xi mang
This is the image description

Cách làm chậu trồng cây bằng xi măng:

Đầu tiên chúng ta sẽ chuẩn bị một số vật dụng cần thiết cho loại chậu xi măng này nhé. Là chậu xi măng thì đương nhiên bạn phải chuẩn bị vật dụng là xi măng rồi, bên cạnh đó là có găng tay để tránh dơ tay, khuôn mẫu, nước, và một số vật dụng khác.

Trước hết là việc bạn chọn khuôn, vì đây là cách làm tại nhà nên chúng ta cần chuẩn bị hai loại khuôn là bên trong và bên ngoài. Hai cái khuôn này thường phải có kích thước khác nhau, một cái lớn một cái thì nhỏ. Về hình dáng có thể giống hoặc khác nhau là tùy ý. Khuôn cũng được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như nhựa, thủy tinh, bìa cứng, thép, xốp, loại nào cũng được tùy bạn lựa chọn

chau xi mang
Chậu xi măng

Trong quá trình bạn trộn xi măng thì có thể bỏ vào đó những viên đá – sỏi hay gì đó, đây là cách tạo ra những điều thú vị cho chậu cây xi măng của bạn.

Đưa xi măng trộn vào trong khuôn, bạn sẽ đổ xi măng ướt này vào cái khuôn ngoài, tức là khuôn lớn để làm phần định hình bên ngoài, giả sử bạn muốn chậu xi măng của mình có thêm chỗ thoát nước thì bạn có thể sử dụng viên sỏi đặt vào khuôn trước khi đổ xi măng vào.

chau xi mang
Chậu xi măng

Sau cùng là dùng cái khuôn nhỏ chèn lên trên để tạo được phần lõm trồng cây bên trong. Khi đổ xong thì cần phải chờ đợi, chờ đến khi nào mà phần chậu xi măng này khô hẳn thì bạn sẽ gỡ hai cái khuôn ra, nếu bạn muốn chúng có một độ bóng thì bạn cần phải có một cái máy mài, để đánh bóng được bề mặt.

chau xi mang
Chậu xi măng

Một điểm lưu ý trong quá trình đổ xi măng vào khuôn thì nên làm một cách nhẹ nhàng nhất để không tạo phần bọt khí bên trong, khi đổ đầy rồi thì phần dư bạn gom lại để sử dụng cho cái khác.

Sự tương phản giữa chậu xi măng và những loại cây nội thất sẽ giúp làm cho các loại cây xanh trở nên nổi bật hơn rất nhiều. Sự kết hợp một cách có chủ ý các loại chậu với kích thước khác nhau sẽ tạo ra những mảng tầng làm cho không gian sống thêm sinh động.